Tin mới

    • Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không

       Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không? Răng sữa là chiếc răng đầu đời của bất cứ đứa trẻ nào trước khi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên vì một vài lý do mà răng sữa bị đổi màu từ rất sớm. Nếu không tìm cách khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.Răng trẻ bị vàng là tình trạng phổ biến thường gặp ở các trẻ hiện nay ngay cả khi các bé còn mọc răng sữa. Vậy Nguyên nhân xuất phát từ đâu và cách khắc phục tình trạng này là gì? Răng sữa của trẻ rất cần được quan tâm*Nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị vàngRăng sữa ở trẻ thường trắng hơn so với răng vĩnh viễn ở người lớn vì chúng bị vôi hóa nhiều hơn. Răng ở trẻ đổi màu thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân thường gặp là:- Đánh răng không đúng cách và không thường xuyên: khi đó, vi khuẩn và mảng bám có thể bám trên bề mặt của răng, từ đó dẫn đến răng sữa bị đổi màu- Sử dụng thuốc: các loại thuốc có chứa sắt như là vitamin tổng hợp, có thể làm răng trẻ hình thành các mảng ố vàng. Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh như tetracyclin hoặc mẹ sử dụng tetracyclin trong thời gian mang thai hay khi cho con bú cũng là nguyên nhân gây đổi màu răng ở trẻ- Tổn thương răng: một chiếc răng sậm màu hơn có thể là hậu quả của sự chảy máu bên trong răng do chấn thương răng miệng- Men răng yếu: vấn đề này có thể liên quan đến di truyền, ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng ở trẻ, có thể gây thay đổi màu răng ở trẻ- Do một số bệnh lý: một số trẻ sinh ra có thể mọc răng sữa có màu xanh hoặc vàng, do một số bệnh lý làm tăng cao nồng độ bilirubin trong máu- Răng nhiễm fluor quá mức: tình trạng răng xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc các mảng màu nhỏ không đều nằm rải rác trên bề mặt răng do bố mẹ có thể lo lắng về tình trạng răng miệng của trẻ nên cho trẻ bổ sung các thuốc chứa flour hoặc kem đánh răng chứa nhiều fluor, bên cạnh đó có một số trường hợp nước bị nhiễm Fluor, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến răng trẻ bị đổi màu.Bệnh lý răng miệng khiến răng bị vàng*Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không?Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không? Đương nhiên khi răng bé bị ố vàng sẽ làm giảm đi màu sắc đẹp mắt của răng và khiến cho bé kém xinh xắn hơn. Thêm vào đó màu sắc xỉn vàng cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng. Phần lớn bé bị sâu răng, viêm nướu cũng có dấu hiệu bị vàng và mảng bám tích tụ không được làm sạch.Khi răng sữa bị ố vàng không được chữa kịp thời sẽ làm chân răng bị mòn nhanh chóng. Nó giảm đi độ khỏe và khiến răng bé đau nhức, ăn uống kém hơn.Có rất nhiều phụ huynh cho răng sau này khi răng sữa sẽ thay thành răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều. Vì vậy bệnh lý của bé thường bỏ mặc. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn sai lầm. Khi chân răng và cấu trúc hàm yếu sẽ ảnh hưởng lớn, dù sau này có mọc răng vĩnh viễn cũng rất dễ bị vàng và bị bệnh.Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ*Phòng tránh răng sữa ố vàng cho trẻ thế nào?Bảo vệ răng cho bé ngay khi mang bầuTheo như nghiên cứu thì trong 3 tháng đầu thai kỳ chế độ dinh dưỡng phần nào đó sẽ quyết định việc hình thành răng của trẻ. VÌ vậy muốn bé có được hàm răng trắng từ khi còn trong bụng thì các mẹ nên lưu ý trong việc dùng thuốc.Chế độ ăn uống phù hợpPhụ huynh không nên chiều theo ý của bé về việc ăn uống. Các đồ ăn ngọt, bánh kẹo, đồ ăn vặt sẽ phần nào đó làm hại tới men răng và tới sức khỏe của bé. Nên tập cho bé thói quen ăn rau xanh, vitamin và hoa quả..Vệ sinh răng miệng khoa họcCách vệ sinh răng miệng hàng ngày chính là nguyên nhân làm cho răng bé bị vàng. Vì vậy cần phải thay đổi cách chăm sóc.Cần chải răng hàng ngày cho trẻ 2 lần/ngày. Trường hợp răng mới mọc thì hãy dùng gạc hoặc dụng cụ vệ sinh miệng cho trẻ để thực hiện nhé.Cần phải súc miệng nước muối loãng sau khi trẻ ăn xong.Cho trẻ sử dụng kem đánh răng hợp với độ tuổi và an toàn nếu lỡ trẻ nuốt kem đánh răng.Hướng dẫn trẻ việc chải răng đúng cách.Khám răng định kì cho trẻRăng sữa của trẻ bị vàng có sao không thường không có cách khắc phục triệt để, chỉ đến khi trẻ thay răng vĩnh viễn thì tình trạng này mới được cải thiện. Trong thời gian này, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023
Tẩy trắng răng

Những tác hại bệnh nha chu bạn cần nắm

Tác hại bệnh nha chu đối với sức khỏe là gì? Viêm nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây viêm nhiễm các mô nha chu. Bao gồm có viêm nướu răng và viêm nha chu phá hủy. Bệnh lý này làm cho các mô nướu bị viêm, sưng đỏ và đau nhức. Nếu có dài có thể dẫn đến tình trạng chân răng bị ăn mòn, răng lung lay và rụng,…

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập gây hại cho răng, khiến các mô nướu bị viêm, chân răng bị ăn mòn, dẫn đến tình trạng lung lay răng, rụng răng,…

Không chỉ làm mất răng, gây ra đau nhức, sưng nướu, hôi miệng khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp, khó khăn trong ăn uống. Nha chu còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như là đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, sinh non nhẹ cân,…

Bệnh có diễn tiến thầm lặng nên người bệnh thường không quan tâm, vì vậy bệnh thường được phát hiện khi đã quá muộn.

Bệnh nha chu gây sưng viêm nướu*

Tác hại bệnh nha chu đối với sức khỏe

Một trong những tác hại bệnh nha chu đối với sức khỏe đó là xương ổ răng bắt đầu bị tiêu hủy, dẫn tới tình trạng răng bị lung lay và một thời gian sau sẽ dẫn tới hiện tượng mất răng. Khi răng bị mất sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.

Bệnh nha chu gây ra những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như: gây viêm nhiễm, xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng và các dịch mủ có màu trắng đục. Chỉ cần ấn nhẹ tay hoặc bị kích thích bởi thức ăn là những tơ máu sẽ chảy ra.

Xuất hiện cao răng khi mắc bệnh nha chu, tác động làm màu răng bị biến đổi, làm ố vàng và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn miệng.

Bên cạnh đó, bệnh còn có biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống và tạo chứng đau dạ dày.

Bệnh nha chu còn làm cho người bệnh ngủ không ngon giấc gây nên những ảnh hưởng và làm đảo lộn những sinh hoạt cuộc sống đời thường.

Người bệnh luôn phải vật lộn với những cơn đau, khó chịu vì vậy mà luôn trong tình trạng cáu gắt hoặc u uất làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc.

Bệnh nha chu phát triển mạnh sẽ làm xuất hiện nhiều cao răng gây hôi miệng, làm người bênh thiếu tự tin trong giao tiếp.

Bệnh nha chu ở giai đoạn đầu chỉ là viêm nướu rất dễ điều trị nhưng khi chuyển sang giai đoạn nha chu viêm thì phải phẫu thuật việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhưng kết quả đạt được chưa chắc như mong đợi, không những thế ở giai đoạn nha chu viem mà không điều trị thì bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của bạn như: bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵt, nhiễm trùng tâm nội mạc, sinh non thiếu cân, các bệnh về hô hấp,…

Bệnh viêm nha chu cần được điều trị sớm*

Cách phòng tránh bệnh nha chu hiệu quả

Để phòng tránh bệnh lý này một cách hiệu quả và không phải lo lắng tác hại bệnh nha chu đối với sức khỏe, chúng ta cần ngăn chặn sự hình thành mảng bám theo những quy tắc dưới đây:

- Chải răng ít nhất ngày 2 lần bằng kem đánh răng chứa fluor cho răng chắc khỏe và bàn chải mềm.

- Bờ viền của răng là nơi mảng bám hình thành và tích tụ lại, do đó bạn phải đặc biệt chú ý đến nơi này bằng cách chải răng theo chiều dọc và đặt bàn chải nghiên 45 độ mới làm sạch hoàn toàn.

- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng

- Hạn chế ăn các thức ăn có hàm lượng đường và tính acid cao như bánh kẹo, đồ uống có gas trước khi đi ngủ

- Tập thói quen súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng sau những bữa ăn nhẹ.

Súc miệng bằng nước muối sau những bữa ăn nhẹ*

- Thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần để bác sĩ cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng.
 
Như vậy, vi khuẩn gây bệnh nha chu có thể truyền qua nước bọt, nghĩa là khi một người tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh nha chu thì sẽ bị lây bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng tác hại bệnh nha chu đối với sức khỏe vì bệnh nha chu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và kịp thời đến gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Những tác hại bệnh nha chu bạn cần nắm 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.