Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không? Răng sữa là chiếc răng đầu đời của bất cứ đứa trẻ nào trước khi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên vì một vài lý do mà răng sữa bị đổi màu từ rất sớm. Nếu không tìm cách khắc phục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ sau này.
Răng trẻ bị vàng là tình trạng phổ biến thường gặp ở các trẻ hiện nay ngay cả khi các bé còn mọc răng sữa. Vậy Nguyên nhân xuất phát từ đâu và cách khắc phục tình trạng này là gì?
Răng sữa của trẻ rất cần được quan tâm* |
Nguyên nhân khiến răng sữa của trẻ bị vàng
Răng sữa ở trẻ thường trắng hơn so với răng vĩnh viễn ở người lớn vì chúng bị vôi hóa nhiều hơn. Răng ở trẻ đổi màu thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân thường gặp là:
- Đánh răng không đúng cách và không thường xuyên: khi đó, vi khuẩn và mảng bám có thể bám trên bề mặt của răng, từ đó dẫn đến răng sữa bị đổi màu
- Sử dụng thuốc: các loại thuốc có chứa sắt như là vitamin tổng hợp, có thể làm răng trẻ hình thành các mảng ố vàng. Cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh như tetracyclin hoặc mẹ sử dụng tetracyclin trong thời gian mang thai hay khi cho con bú cũng là nguyên nhân gây đổi màu răng ở trẻ
- Tổn thương răng: một chiếc răng sậm màu hơn có thể là hậu quả của sự chảy máu bên trong răng do chấn thương răng miệng
- Men răng yếu: vấn đề này có thể liên quan đến di truyền, ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng ở trẻ, có thể gây thay đổi màu răng ở trẻ
- Do một số bệnh lý: một số trẻ sinh ra có thể mọc răng sữa có màu xanh hoặc vàng, do một số bệnh lý làm tăng cao nồng độ bilirubin trong máu
- Răng nhiễm fluor quá mức: tình trạng răng xuất hiện các đốm màu trắng đục hoặc các mảng màu nhỏ không đều nằm rải rác trên bề mặt răng do bố mẹ có thể lo lắng về tình trạng răng miệng của trẻ nên cho trẻ bổ sung các thuốc chứa flour hoặc kem đánh răng chứa nhiều fluor, bên cạnh đó có một số trường hợp nước bị nhiễm Fluor, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến răng trẻ bị đổi màu.
Bệnh lý răng miệng khiến răng bị vàng* |
Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không?
Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không? Đương nhiên khi răng bé bị ố vàng sẽ làm giảm đi màu sắc đẹp mắt của răng và khiến cho bé kém xinh xắn hơn. Thêm vào đó màu sắc xỉn vàng cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng. Phần lớn bé bị sâu răng, viêm nướu cũng có dấu hiệu bị vàng và mảng bám tích tụ không được làm sạch.
Khi răng sữa bị ố vàng không được chữa kịp thời sẽ làm chân răng bị mòn nhanh chóng. Nó giảm đi độ khỏe và khiến răng bé đau nhức, ăn uống kém hơn.
Có rất nhiều phụ huynh cho răng sau này khi răng sữa sẽ thay thành răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều. Vì vậy bệnh lý của bé thường bỏ mặc. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn sai lầm. Khi chân răng và cấu trúc hàm yếu sẽ ảnh hưởng lớn, dù sau này có mọc răng vĩnh viễn cũng rất dễ bị vàng và bị bệnh.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ* |
Phòng tránh răng sữa ố vàng cho trẻ thế nào?
Bảo vệ răng cho bé ngay khi mang bầu
Theo như nghiên cứu thì trong 3 tháng đầu thai kỳ chế độ dinh dưỡng phần nào đó sẽ quyết định việc hình thành răng của trẻ. VÌ vậy muốn bé có được hàm răng trắng từ khi còn trong bụng thì các mẹ nên lưu ý trong việc dùng thuốc.
Chế độ ăn uống phù hợp
Phụ huynh không nên chiều theo ý của bé về việc ăn uống. Các đồ ăn ngọt, bánh kẹo, đồ ăn vặt sẽ phần nào đó làm hại tới men răng và tới sức khỏe của bé. Nên tập cho bé thói quen ăn rau xanh, vitamin và hoa quả..
Vệ sinh răng miệng khoa học
Cách vệ sinh răng miệng hàng ngày chính là nguyên nhân làm cho răng bé bị vàng. Vì vậy cần phải thay đổi cách chăm sóc.
Cần chải răng hàng ngày cho trẻ 2 lần/ngày. Trường hợp răng mới mọc thì hãy dùng gạc hoặc dụng cụ vệ sinh miệng cho trẻ để thực hiện nhé.
Cần phải súc miệng nước muối loãng sau khi trẻ ăn xong.
Cho trẻ sử dụng kem đánh răng hợp với độ tuổi và an toàn nếu lỡ trẻ nuốt kem đánh răng.
Hướng dẫn trẻ việc chải răng đúng cách.
Khám răng định kì cho trẻ
Răng sữa của trẻ bị vàng có sao không thường không có cách khắc phục triệt để, chỉ đến khi trẻ thay răng vĩnh viễn thì tình trạng này mới được cải thiện. Trong thời gian này, cha mẹ nên lưu ý chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.